Giống cà phê được đưa vào Việt Nam đầu tiên là cà phê Chè (cà phê Arabica). Cách gọi “cà phê” bắt nguồn từ “café” tiếng Pháp.
Năm 1865 thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Năm 1888, đồn điền cà phê đầu tiên được người Pháp khởi sự nằm ở Bắc Kỳ.
Năm 1908 Pháp đưa vào Việt Nam loại cà phê mới đó là cà phê vối (cà phê Robusta) thay thế cho loại cà phê chè (Arabica) năng xuất thấp, không thích hợp với thổ nhưỡng các khu vực đã trồng.
Năm 1910 những đồn điền cà phê mới lại tiếp tục ra đời tại các tỉnh khác như Hà Tỉnh, Yên Mỹ (Thanh Hóa), Nghĩa Đàn (Nghệ An).
Năm 1925 cà phê được phát triển ở Tây Nguyên (một mốc lịch sử lớn của cà phê Việt Nam), sau đó được trồng tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Phước và rãi xuống Đồng Nai.
Năm 1963 Miền Bắc cà phê được trồng tại các nông trường quốc danh với diện tích lớn, chủ yếu là giống cà phê chè (Arabica) năng suất không cao.
Năm 1975 diện tích cà phê tại Miền Nam rất lớn trong đó nổi trội nhất là ở Đắk Lắk, Di Linh, Đồng Nai chủ yếu trồng loại cà phê vối (Robusta) và Lâm Đồng với cà phê chè (Arabica).
Đến năm 1986, diện tích sản xuất cà phê ngày càng tăng, nhưng chậm và cho sản lượng thấp. Kể từ năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã tập trung nguồn lực đầu tư vào ngành cà phê, hướng tới mục tiêu đưa cà phê trở thành ngành nông nghiệp mũi nhọn. Ngoài các nông trường quốc doanh, Chính phủ khuyến khích các hộ gia đình cá nhân trồng cà phê. Kết quả là, sản xuất cà phê của Việt Nam phát triển vượt bậc cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu. Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất cà phê Robusta lớn nhất về diện tích và năng suất, và được nhiều nơi biết đến với hương vị mạnh mẽ của thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Vào cuối những năm 90, Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê hàng đầu ở Đông Nam Á và thứ hai trên thế giới, sau Brazil.
Nguồn: dacsannui.vn, store.huongbao.com