Người bị gout uống cà phê được không?
Cà phê rang mộc là một thức uống có hàm lượng dinh dưỡng an toàn với người bệnh gút. Chất caffein có trong cà phê hỗ trợ giảm lượng acid uric trong máu, giảm các triệu chứng gút, hỗ trợ cân bằng nồng độ acid uric, tăng hiệu quả điều trị bệnh. Vì thế, cà phê rang mộc là một trong những thức uống được khuyên sử dụng cho người bệnh gút.
Tuy nhiên, đối với cà phê sữa thì cần xem xét loại sữa được sử dụng. Sữa bò là thực phẩm chứa ít purine, hàm lượng purine thấp hơn 50mg/100ml. Vì vậy, nếu sử dụng sữa bò chung với cà phê thì vẫn an toàn cho người bệnh gút.
Lượng caffein người bệnh gút có thể tiêu thụ mỗi ngày
Lượng caffein người bệnh gút có thể uống trong một ngày (tương đương với 1 người khỏe mạnh) là 400mg hoặc 2 ly cà phê.
Ngoài những ưu điểm trên, caffein còn giúp ức chế xanthine oxidase – loại ezyme chuyển hóa purine – nguồn của acid uric. Đều đặn uống một ly cà phê mỗi ngày sẽ giúp người bệnh cân bằng nồng độ acid uric và hỗ trợ điều trị.
Những lưu ý dành cho người bị gút khi uống cà phê
1. Uống cà phê pha loãng
Uống nước đầy đủ là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả nhờ công dụng làm giảm acid uric, tăng đào thải ở thận.
Người bệnh có thể pha loãng cà phê với khoảng 100 – 200ml nước, vừa dễ uống, vừa kiểm soát được lượng caffein, đồng thời bổ sung nước cho cơ thể.
Uống cà phê pha loãng giúp kiểm soát lượng caffein vừa đủ và tăng lượng nước uống trong ngày.
2. Sử dụng sữa tách kem hoặc sữa ít béo thay thế
Một cách khác giúp người bệnh còn lo lắng bệnh gút có uống được cà phê sữa không là sử dụng sữa tách kem/ sữa ít béo thay thế cho các loại sữa thông thường. Sữa tách béo có lượng vitamin D cao, giàu protein và canxi giúp tăng mật độ xương. Hàm lượng protein bên trong sữa tách béo, thực phẩm cũng có công dụng hỗ trợ làm giảm lượng acid uric trong máu.
Nguồn: tamanhhospital.vn