1. Người bị rối loạn nhịp tim
Bệnh nhân rối loạn nhịp tim không phù hợp để uống cà phê. Vì caffein có thể kích thích tim, làm tim đập nhanh hơn và huyết áp tăng cao. Đối với những người đã có sẵn tình trạng rối loạn nhịp tim, điều này có thể làm trầm trọng thêm bệnh tình, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
2. Người dễ lo lắng, hoảng sợ
Những người mắc các vấn đề về cảm xúc như lo lắng hoặc hoảng sợ cũng nên thận trọng khi uống cà phê. Caffein có thể làm tăng thêm các vấn đề cảm xúc này, dẫn đến cảm giác khó chịu lo lắng, căng thẳng trở nên trầm trọng hơn.
3. Người bị mất ngủ
Người bị rối loạn giấc ngủ nên tránh uống cà phê. Cà phê chứa caffein, một chất có thể kích thích hệ thần kinh trung ương. Đối với những người sẵn tình trạng rối loạn giấc ngủ, caffein có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Caffein sẽ làm giảm giai đoạn ngủ sâu, kéo dài thời gian cần để đi vào giấc ngủ và có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ suốt đêm.
4. Người bị thiếu máu do thiếu sắt
Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt cần chú ý đến việc tiêu thụ cà phê. Cà phê chứa tanin – chất có khả năng liên kết các phân tử sắt, ức chế quá trình hấp thu sắt xảy ra ở tá tràng. Vì vậy, người thiếu máu nên từ bỏ thói quen uống cà phê để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Người bị trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thường gặp do axit trào ngược lên thực quản. Caffein - thành phần chính trong cà phê gây chứng ợ nóng, làm trầm trọng hơn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên giảm lượng cà phê nạp vào có thể hàng ngày để giảm kích ứng khi sử dụng.
Nguồn: vtcnews.vn
Bệnh nhân rối loạn nhịp tim không phù hợp để uống cà phê. Vì caffein có thể kích thích tim, làm tim đập nhanh hơn và huyết áp tăng cao. Đối với những người đã có sẵn tình trạng rối loạn nhịp tim, điều này có thể làm trầm trọng thêm bệnh tình, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
2. Người dễ lo lắng, hoảng sợ
Những người mắc các vấn đề về cảm xúc như lo lắng hoặc hoảng sợ cũng nên thận trọng khi uống cà phê. Caffein có thể làm tăng thêm các vấn đề cảm xúc này, dẫn đến cảm giác khó chịu lo lắng, căng thẳng trở nên trầm trọng hơn.
3. Người bị mất ngủ
Người bị rối loạn giấc ngủ nên tránh uống cà phê. Cà phê chứa caffein, một chất có thể kích thích hệ thần kinh trung ương. Đối với những người sẵn tình trạng rối loạn giấc ngủ, caffein có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Caffein sẽ làm giảm giai đoạn ngủ sâu, kéo dài thời gian cần để đi vào giấc ngủ và có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ suốt đêm.
4. Người bị thiếu máu do thiếu sắt
Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt cần chú ý đến việc tiêu thụ cà phê. Cà phê chứa tanin – chất có khả năng liên kết các phân tử sắt, ức chế quá trình hấp thu sắt xảy ra ở tá tràng. Vì vậy, người thiếu máu nên từ bỏ thói quen uống cà phê để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Người bị trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thường gặp do axit trào ngược lên thực quản. Caffein - thành phần chính trong cà phê gây chứng ợ nóng, làm trầm trọng hơn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản nên giảm lượng cà phê nạp vào có thể hàng ngày để giảm kích ứng khi sử dụng.
Nguồn: vtcnews.vn
Cà Phê Khoa Nam