1. Tim
"Chỉ cần uống một tách cà phê có thể làm tăng nhịp tim đến 100 nhịp mỗi phút (thông thường là từ 60-80) và bạn có thể mất đến một giờ để lấy lại nhịp tim trở lại bình thường. Nó cũng có thể khiến các động mạch co lại, dẫn đến xu hướng làm tăng huyết áp", Tiến sĩ Graham Jackson, một bác sĩ tim mạch tại NHS Foundation Trust giải thích.
Đối với một người khỏe mạnh, uống một ly cà phê sẽ không gây tác động xấu, thậm chí có thể tăng năng lượng cho bạn và tránh khỏi các cơn đau tim.
Trên tạp chí Heart, các nhà khoa học ở Hàn Quốc cho thấy rằng những người đàn ông và phụ nữ uống một lượng cà phê vừa phải sẽ ít có nguy cơ tăng canxi trong động mạch - một dấu hiệu sớm của tình trạng tắc nghẽn động mạch.
Tuy nhiên, đối với những người bị suy tim - tim không hoạt động và bơm máu hiệu quả - thì cà phê lại có thể khiến tim căng thẳng hơn. Tiến sĩ Jackson khuyên họ nên xem xét việc từ bỏ cà phê hoàn toàn. "Những người bị bệnh tim nên tránh cà phê hòa tan bởi vì nó có chứa hàm lượng kali cao, có thể gây ra những thay đổi nguy hiểm trong nhịp tim", Tiến sĩ Jackson cho biết.
2. Ruột
Cà phê chứa caffein - chất kích thích có thể làm tăng các cơn co thắt ở ruột, từ đó đẩy ra chất thải nhanh hơn so với bình thường. Điều này cũng có nghĩa là chất dinh dưỡng có ít thời gian để được hấp thụ khi đi qua đường tiêu hóa. Bởi vậy, nếu bạn có chế độ ăn uống không lành mạnh thì uống cà phê sẽ gây hại cho việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Caffein cũng cản trở sự hấp thu sắt, do đó, bạn nên tránh tiêu thụ cà phê cùng lúc với thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ.
Uống nhiều cà phê về lâu dài có thể làm cho chứng táo bón nặng hơn bởi vì chất caffein làm cho cơ thể bị mất nước, dẫn đến phân cứng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh uống cà phê mà không ăn gì. Caffein kích thích việc sản xuất các axit để tiêu hóa trong dạ dày - ngay cả khi không có thức ăn để tiêu hóa được. "Nếu bạn uống cà phê mà không ăn, các axit dạ dày có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến đau và đầy bụng", Iain Jourdan, bác sĩ phẫu thuật tổng quát tại bệnh viện Royal Surrey County, Guildford cho biết.
3. Xương
Tiêu thụ nhiều cà phê có thể làm tăng nguy cơ loãng hoặc giòn xương bởi vì nó có thể tăng tốc độ mất xương.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của phẫu thuật chỉnh hình và nghiên cứu vào năm 2006, caffein làm cho các tế bào tạo xương - những tế bào có liên quan trong việc hình thành xương mới - hoạt động kém hiệu quả.
"Caffein cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi ở ruột và tăng tốc độ bài tiết canxi, có khả năng dẫn đến mất xương. Canxi là điều cần thiết cho xương chắc khỏe"Julia Thomson, một y tá chuyên gia tại Hội Loãng xương Quốc gia cho biết. Cô khuyên mọi người không nên uống quá 3 ly mỗi ngày và nên cho thêm sữa vì cà phê sữa có thể giúp chống lại các tính chất loại bỏ canxi của caffein.
4. Hơi thở
Theo Tiến sĩ Druian: "Cà phê khử nước và những người uống rất nhiều cà phê có xu hướng bị khô miệng nhiều hơn do các tế bào niêm mạc lót bên trong miệng bị tổn thương, phân hủy và giải phóng khí lưu huỳnh, gây ra mùi hôi miệng".
Một giải pháp đơn giản để hạn chế tình trạng này là bạn nên uống cà phê ở mức vừa phải và thường xuyên kích thích sản xuất nước bọt. Uống nước hoặc nhai kẹo cao su không đường cũng có thể giúp giải quyết cấn đề này.
5. Não
Tiêu thụ cà phê ở mức vừa phải có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên đến 20%, theo một nghiên cứu mới đây của Viện Thông tin khoa học về cà phê của Mỹ.
Lý do được đưa ra là vì caffein giúp ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám và protein 'rối' trong não có liên quan đến bệnh Alzheimer. Hơn nữa, cả caffein và các chất chống oxy hóa trong cà phê đều giúp giảm viêm trong não và có thể làm chậm sự suy thoái của các tế bào não, đặc biệt là những tế bào được tìm thấy trong các khu vực của não liên quan đến trí nhớ.
"Phần lớn các nghiên cứu cho thấy việc uống cà phê thường xuyên trong suốt cuộc đời với 3 ly cà phê/ngày có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer", Tiến sĩ Arfan Ikram, trợ lý giáo sư tại Trung tâm y tế Rotterdam, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết.
6. Thận
Cà phê là một chất lợi tiểu - nó kích thích thận bài tiết ra nhiều chất lỏng, làm cho bạn cần đi tiêu thường xuyên hơn. Điều này là do caffein gây trở ngại đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu, giáo sư Chris Eden, bác sĩ tiết niệu tư vấn tại bệnh viện Royal Surrey County ở Guildford cho biết.
Nếu thận của bạn có chức năng bình thường thì đây không phải là điều xấu, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ cà phê lâu dài có thể làm cho bệnh thận tồi tệ hơn.
Caffein cũng là một chất gây kích thích bàng quang, có thể làm cho bàng quang hoạt động quá mức, dẫn đến các tình trạng tồi tệ. Cà phê giàu oxalat - hợp chất liên kết với canxi trong máu để tạo ra canxi oxalate - một thành phần chính của sỏi thận. Những người có tiền sử sỏi thận thường sẽ tăng nồng độ canxi trong nước tiểu sau khi uống 2 ly cà phê mỗi ngày, theo một nghiên cứu của Mỹ vào năm 2004.
7. Da
Mặc dù cà phê có tác dụng khử nước trong cơ thể, nhưng nó không làm khô da, Tiến sĩ Nick Lowe, một bác sĩ da liễu hàng đầu tại London cho biết.
"Nếu bạn uống 3-4 ly cà phê mỗi ngày, bạn sẽ hiếm gặp các triệu chứng khô da. Thậm chí cà phê còn được coi là có thể giảm nguy cơ của bệnh ung thư da nhờ chất chống oxy hóa trong nó", theo Tiến sĩ Nick Lowe.
8. Mắt
Caffein có trong cà phê còn có công dụng tuyệt vời là giúp thị giác tinh tường hơn. Sau khi uống một ly cà phê, đồng tử giãn nở sẽ giúp bạn nhìn mọi vật tinh tế và rõ nét hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
"Chỉ cần uống một tách cà phê có thể làm tăng nhịp tim đến 100 nhịp mỗi phút (thông thường là từ 60-80) và bạn có thể mất đến một giờ để lấy lại nhịp tim trở lại bình thường. Nó cũng có thể khiến các động mạch co lại, dẫn đến xu hướng làm tăng huyết áp", Tiến sĩ Graham Jackson, một bác sĩ tim mạch tại NHS Foundation Trust giải thích.
Đối với một người khỏe mạnh, uống một ly cà phê sẽ không gây tác động xấu, thậm chí có thể tăng năng lượng cho bạn và tránh khỏi các cơn đau tim.
Trên tạp chí Heart, các nhà khoa học ở Hàn Quốc cho thấy rằng những người đàn ông và phụ nữ uống một lượng cà phê vừa phải sẽ ít có nguy cơ tăng canxi trong động mạch - một dấu hiệu sớm của tình trạng tắc nghẽn động mạch.
Tuy nhiên, đối với những người bị suy tim - tim không hoạt động và bơm máu hiệu quả - thì cà phê lại có thể khiến tim căng thẳng hơn. Tiến sĩ Jackson khuyên họ nên xem xét việc từ bỏ cà phê hoàn toàn. "Những người bị bệnh tim nên tránh cà phê hòa tan bởi vì nó có chứa hàm lượng kali cao, có thể gây ra những thay đổi nguy hiểm trong nhịp tim", Tiến sĩ Jackson cho biết.
2. Ruột
Cà phê chứa caffein - chất kích thích có thể làm tăng các cơn co thắt ở ruột, từ đó đẩy ra chất thải nhanh hơn so với bình thường. Điều này cũng có nghĩa là chất dinh dưỡng có ít thời gian để được hấp thụ khi đi qua đường tiêu hóa. Bởi vậy, nếu bạn có chế độ ăn uống không lành mạnh thì uống cà phê sẽ gây hại cho việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Caffein cũng cản trở sự hấp thu sắt, do đó, bạn nên tránh tiêu thụ cà phê cùng lúc với thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ.
Uống nhiều cà phê về lâu dài có thể làm cho chứng táo bón nặng hơn bởi vì chất caffein làm cho cơ thể bị mất nước, dẫn đến phân cứng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh uống cà phê mà không ăn gì. Caffein kích thích việc sản xuất các axit để tiêu hóa trong dạ dày - ngay cả khi không có thức ăn để tiêu hóa được. "Nếu bạn uống cà phê mà không ăn, các axit dạ dày có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột, dẫn đến đau và đầy bụng", Iain Jourdan, bác sĩ phẫu thuật tổng quát tại bệnh viện Royal Surrey County, Guildford cho biết.
3. Xương
Tiêu thụ nhiều cà phê có thể làm tăng nguy cơ loãng hoặc giòn xương bởi vì nó có thể tăng tốc độ mất xương.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của phẫu thuật chỉnh hình và nghiên cứu vào năm 2006, caffein làm cho các tế bào tạo xương - những tế bào có liên quan trong việc hình thành xương mới - hoạt động kém hiệu quả.
"Caffein cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi ở ruột và tăng tốc độ bài tiết canxi, có khả năng dẫn đến mất xương. Canxi là điều cần thiết cho xương chắc khỏe"Julia Thomson, một y tá chuyên gia tại Hội Loãng xương Quốc gia cho biết. Cô khuyên mọi người không nên uống quá 3 ly mỗi ngày và nên cho thêm sữa vì cà phê sữa có thể giúp chống lại các tính chất loại bỏ canxi của caffein.
4. Hơi thở
Theo Tiến sĩ Druian: "Cà phê khử nước và những người uống rất nhiều cà phê có xu hướng bị khô miệng nhiều hơn do các tế bào niêm mạc lót bên trong miệng bị tổn thương, phân hủy và giải phóng khí lưu huỳnh, gây ra mùi hôi miệng".
Một giải pháp đơn giản để hạn chế tình trạng này là bạn nên uống cà phê ở mức vừa phải và thường xuyên kích thích sản xuất nước bọt. Uống nước hoặc nhai kẹo cao su không đường cũng có thể giúp giải quyết cấn đề này.
5. Não
Tiêu thụ cà phê ở mức vừa phải có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên đến 20%, theo một nghiên cứu mới đây của Viện Thông tin khoa học về cà phê của Mỹ.
Lý do được đưa ra là vì caffein giúp ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám và protein 'rối' trong não có liên quan đến bệnh Alzheimer. Hơn nữa, cả caffein và các chất chống oxy hóa trong cà phê đều giúp giảm viêm trong não và có thể làm chậm sự suy thoái của các tế bào não, đặc biệt là những tế bào được tìm thấy trong các khu vực của não liên quan đến trí nhớ.
"Phần lớn các nghiên cứu cho thấy việc uống cà phê thường xuyên trong suốt cuộc đời với 3 ly cà phê/ngày có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer", Tiến sĩ Arfan Ikram, trợ lý giáo sư tại Trung tâm y tế Rotterdam, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết.
6. Thận
Cà phê là một chất lợi tiểu - nó kích thích thận bài tiết ra nhiều chất lỏng, làm cho bạn cần đi tiêu thường xuyên hơn. Điều này là do caffein gây trở ngại đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng vào máu, giáo sư Chris Eden, bác sĩ tiết niệu tư vấn tại bệnh viện Royal Surrey County ở Guildford cho biết.
Nếu thận của bạn có chức năng bình thường thì đây không phải là điều xấu, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ cà phê lâu dài có thể làm cho bệnh thận tồi tệ hơn.
Caffein cũng là một chất gây kích thích bàng quang, có thể làm cho bàng quang hoạt động quá mức, dẫn đến các tình trạng tồi tệ. Cà phê giàu oxalat - hợp chất liên kết với canxi trong máu để tạo ra canxi oxalate - một thành phần chính của sỏi thận. Những người có tiền sử sỏi thận thường sẽ tăng nồng độ canxi trong nước tiểu sau khi uống 2 ly cà phê mỗi ngày, theo một nghiên cứu của Mỹ vào năm 2004.
7. Da
Mặc dù cà phê có tác dụng khử nước trong cơ thể, nhưng nó không làm khô da, Tiến sĩ Nick Lowe, một bác sĩ da liễu hàng đầu tại London cho biết.
"Nếu bạn uống 3-4 ly cà phê mỗi ngày, bạn sẽ hiếm gặp các triệu chứng khô da. Thậm chí cà phê còn được coi là có thể giảm nguy cơ của bệnh ung thư da nhờ chất chống oxy hóa trong nó", theo Tiến sĩ Nick Lowe.
8. Mắt
Caffein có trong cà phê còn có công dụng tuyệt vời là giúp thị giác tinh tường hơn. Sau khi uống một ly cà phê, đồng tử giãn nở sẽ giúp bạn nhìn mọi vật tinh tế và rõ nét hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Cà Phê Khoa Nam